Việc quản lý dự án phát triển sản phẩm không phải chỉ là nhiệm vụ của Product Manager, vai trò của Marketing Team quan trọng hơn chúng ta tưởng rất nhiều. GIGAN Training Center sẽ cùng khám phá những nhiệm vụ mà Marketing Team cần đảm nhiệm, trong việc quản lý và điều hành dự án phát triển sản phẩm nhé!
GIAI ĐOẠN 1: NGHIÊN CỨU, ĐỊNH HƯỚNG
Có một lầm tưởng là: vai trò của Marketing chỉ xuất hiện để giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Trên thực tế, nhiệm vụ của Marketing chính là nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng để có thể đưa ra những định hướng quan trọng cho việc quản lý chất lượng dự án phát triển sản phẩm.
Để xác định được điều này, GTC xin giới thiệu tới các bạn ma trận Ansoff. Đây là một ma trận nghiên cứu sản phẩm và thị trường để đưa ra chiến lược, thường được dùng khi quản lý triển khai dự án phát triển sản phẩm.
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu thị trường và khách hàng
– Thu thập thông tin thị trường:
- Thị trường doanh nghiệp đã có chỗ đứng.
- Thị trường mới: thị trường vị trí địa lý mới, thị trường sản phẩm mới, v.v.
– Nghiên cứu đối tượng khách hàng:
- Tệp khách hàng mục tiêu có sẵn.
- Tệp khách hàng chưa được khai thác.
Song song hai nhiệm vụ đó, Marketing team vừa xác định được dung lượng của thị trường, cơ hội mở rộng, vừa khám phá ra được insight đặc biệt mới từ khách hàng.
Nhà quản lý vận hành dự án phát triển sản phẩm cần hiểu sâu về thị trường và khách hàng, để công việc lên chiến lược được dễ dàng và chuẩn xác.
Nhiệm vụ 2: Xác định mục tiêu của dự án, lên chiến lược phát triển sản phẩm
Sau khi có kết quả của việc nghiên cứu, kết hợp với ngân sách, nguồn lực, mỗi doanh nghiệp sẽ có chiến lược phát triển sản phẩm cho riêng mình.
Dựa trên ma trận Ansoff, cũng sẽ có 4 chiến lược cho việc kiểm soát dự án phát triển sản phẩm.
- Chiến lược thâm nhập thị trường: là kế hoạch công ty phát triển dòng sản phẩm cũ, cố gắng tạo thêm nhiều doanh thu, tăng market share trên thị trường sẵn có.
- Chiến lược mở rộng thị trường: là định hướng công ty đưa sản phẩm hiện có ra thị trường mới, nhằm tăng lợi nhuận và tạo độ phủ.
- Chiến lược phát triển sản phẩm sẽ chú trọng vào việc ra mắt sản phẩm mới của công ty ở thị trường mục tiêu sẵn có.
- Chiến lược đa dạng hóa sẽ diễn ra khi công ty muốn khám phá một thị trường mới với một sản phẩm mới hoàn toàn.
GIAI ĐOẠN 2: SẢN XUẤT VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
Quy trình triển khai dự án phát triển sản phẩm của team Marketing ở cả 4 chiến lược trên cũng gần tương tự nhau, đều phân thành: Giai đoạn 1 nghiên cứu, định hướng; Giai đoạn 2 sản xuất, phát triển sản phẩm; Giai đoạn 3: Quảng bá, truyền thông.
Tuy nhiên, về cụ thể chi tiết đối với mỗi chiến lược, sẽ có sự lược bớt hoặc thêm vào các nhiệm vụ chuyên biệt.
Nhiệm vụ 3: Phối hợp với đội sản xuất để đưa ra sản phẩm đúng với yêu cầu
Từ kết quả phân tích dữ liệu lớn, team Marketing định hướng cho team sản xuất để định vị, xây dựng bộ công năng và thiết kế thẩm mỹ cho sản phẩm, để sản phẩm khi ra thị trường sẽ thành công chinh phục những vị khách hàng mục tiêu.
Nhiệm vụ 4: Thử nghiệm sản phẩm, thu thập ý kiến đánh giá
Sau khi đội sản xuất đã điều chỉnh, cải tiến sản phẩm sẵn có, hoặc sản xuất sản phẩm mới theo những yêu cầu định hướng đã đề ra. Nhiệm vụ kế tiếp của team Marketing là thử nghiệm sản phẩm và thu thập ý kiến đánh giá từ khách hàng bằng các hình thức: phỏng vấn, tạo nhóm thảo luận, khảo sát, kiểm tra khả năng sử dụng, thử nghiệm A/B v.v.
Đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong việc phát triển sản phẩm. Từ đó, công ty có thể xác định điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm; phát hiện ra các lỗi và thiếu sót để cải thiện trải nghiệm người dùng.
Tiếp tục lặp lại quy trình điều chỉnh, và thử nghiệm sản phẩm cho tới khi không còn các lỗi không đáng có.
GIAI ĐOẠN 3: QUẢNG BÁ TRUYỀN THÔNG SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 5: Lập kế hoạch, lên chiến lược IMC khi vận hành dự án phát triển sản phẩm
IMC (Integrated Marketing Communication) là chiến lược kết hợp các kênh truyền thông khác nhau.
Dựa vào chiến lược lớn của dự án, nhà quản lý dự án cần:
- Xác định mục tiêu:
Ví dụ: Tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy doanh số bán hàng, tạo leads, hay củng cố lòng trung thành của khách hàng.
- Lựa chọn kênh truyền thông:
Tùy từng mục tiêu của dự án, nhà quản lý vận hành dự án phát triển sản phẩm sẽ quyết định các kênh truyền thông phù hợp: quảng cáo truyền thống (TV, radio, báo chí), quảng cáo trực tuyến (mạng xã hội, website, email marketing), content marketing, PR, SEO,…
- Phát triển thông điệp:
Quá trình quản lý chất lượng dự án phát triển sản phẩm cũng cần lưu ý xây dựng thông điệp truyền thông hấp dẫn, nhất quán, phù hợp với đối tượng mục tiêu đã nghiên cứu.
- Lập kế hoạch triển khai:
Kế đến, một trong những nhiệm vụ chính của việc lên IMC plan là lập kế hoạch triển khai cụ thể, bao gồm: thời gian, ngân sách, nguồn lực và các hoạt động. GIGAN Training Center cung cấp khóa học Project Management giúp các bạn học cách lập kế hoạch IMC chuyên nghiệp.
Nhiệm vụ 6: Triển khai thực thi truyền thông sản phẩm
Từ kế hoạch IMC, nhà quản trị dự án phát triển sản phẩm sẽ bám sát theo từng giai đoạn và từng nhóm nhiệm vụ để để thúc đẩy công việc đi đúng tiến độ.
Ngoài ra, trong quá trình điều phối dự án phát triển sản phẩm, Marketing Manager cũng cần phải luôn nắm bắt tình hình để có thể đưa ra những sự điều chỉnh tức thời, phù hợp với từng giai đoạn, hoàn cảnh.
Nhiệm vụ 7: Đo lường và đánh giá hiệu quả trong quản trị dự án phát triển sản phẩm
Đo lường và đánh giá hiệu suất là một nhiệm vụ quan trọng khi triển khai dự án phát triển sản phẩm. Đây không phải là công việc để cuối cùng mới làm, mà là nhiệm vụ luôn theo sát cùng với quá trình triển khai dự án. Từ đó, Marketing team có căn cứ để nghiệm thu, cũng như rút ra bài học cho cả team.
Nhiệm vụ 8: Cung cấp dịch vụ khách hàng sau bán hàng.
Ngoài ra, nhiệm vụ cuối của Marketing team trong quá trình vận hành dự án phát triển sản phẩm còn là xây dựng dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi bán.
Đây là nhiệm vụ thường được bỏ qua, hoặc được mọi người cho rằng đó là công việc của nhân viên chăm sóc khách hàng, chứ không phải của team Marketing. Trên thực tế, Team Marketing cần có mặt ở mọi điểm chạm đối với khách hàng. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng để biến khách hàng đã sử dụng sản phẩm trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu. Đây chính là nhiệm vụ làm Branding của team Marketing.
Như vậy, bài viết này không chỉ cho bạn biết quy trình một dự án phát triển sản phẩm, mà còn cho bạn biết nhiệm vụ của vô cùng to lớn của team Marketing xuyên suốt dự án đó.
Việc quản lý và điều hành dự án phát triển sản phẩm là một công việc phức tạp, cần rất nhiều kỹ năng cũng như kinh nghiệm để có thể đảm đương vận hành hiệu quả. Để trang bị sớm các kỹ năng và kiến thức này, GIGAN Training Center gợi ý cho bạn khóa học Project Management do các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong việc quản lý dự án Marketing trực tiếp giảng dạy.