Content Facebook tưởng chừng như là một loại hình nội dung đơn giản và rất dễ tập viết, ai cũng có thể bắt đầu khi mới vào nghề. Thế nhưng, vẫn còn hơn 90% các bạn Marketer/Content Writer mắc phải những lỗi sai rất cơ bản này. Cùng GTC kiểm tra xem bạn có đang mắc phải những lỗi sai này khi học viết Content Facebook không nhé!
I- Top 5 lỗi sai của Newbie/Fresher khi học viết Content Facebook
1. Nhồi nhét quá nhiều cụm từ đao to búa lớn hoặc quá hoa mỹ
Bí quyết để có thể tạo ra nội dung hấp dẫn không nằm ở việc tác giả sử dụng từ ngữ gì trong bài, mà nằm ở cách tác giả tư duy và định hình ý tưởng ra sao. Có một câu nói thế này: “Writers are thinkers!” Đôi khi, việc chúng ta quá chăm chăm vào từ ngữ sẽ khiến chính mình rơi vào ngõ cụt và hay đổ thừa rằng do thiếu từ nên không thể diễn đạt câu văn một cách trọn vẹn.
Không nên nhồi nhét quá nhiều từ ngữ phức tạp khi học viết Content Facebook
Hoặc tồi tệ hơn, việc ta cuồng si đi tìm những từ ngữ độc lạ có thể làm cho “đứa con” của mình thành trung tâm triển lãm để show off từ vựng. Không biết người đọc có cảm thấy ấn tượng với vốn liếng từ ngữ của mình hay không. Nhưng khả năng cao họ vò đầu bứt tai vì bài viết này sao khó hiểu quá chừng.
2. “Content Facebook cần ngắn gọn nên viết ít thôi!”
Suy nghĩ này không sai! Thế nhưng, việc ta nên viết Content Facebook ngắn hay dài được quyết định bằng 3 yếu tố sau đây:
- Đối tượng tiêu thụ: Bạn hiểu rõ tệp khách hàng của mình đến đâu? Độ tuổi, nghề nghiệp, và sở thích của họ sẽ ảnh hưởng đến cách họ tiếp nhận nội dung. Việc nghiên cứu kỹ đối tượng sẽ giúp bạn tránh việc tạo ra những nội dung không phù hợp.
- Lĩnh vực ngành hàng: Có lĩnh vực cần nhiều đất để diễn giải thông tin như tài chính, bất động sản. Lúc này chúng ta cần 300-500 từ để viết. Nhưng cũng nhiều mảng chỉ cần vài dòng trên caption và ảnh thật đẹp như thời trang, ăn uống …
- Hành trình khách hàng: Mỗi giai đoạn trong hành trình khách hàng (Awareness, Consideration, Action) yêu cầu nội dung khác nhau. Ví dụ, ở giai đoạn Awareness, cần cung cấp thông tin đầy đủ để xây dựng lòng tin. Còn ở giai đoạn Action, nội dung cần ngắn gọn, trực tiếp và thúc đẩy hành động.
>> Xem thêm: Cách viết Content hiệu quả cho từng giai đoạn Customer Journey
3. Chèn nhiều icon để thu hút khi học viết Content Facebook
Chèn quá nhiều icon vào caption không phải lúc nào cũng tốt. Nhiều Content Marketer, đặc biệt là các bạn Newbie/Fresher, thường có thói quen thêm icon ở mọi dòng hoặc đoạn khi mới học viết Content Facebook.
GIGAN Training Center hiểu rằng các bạn lo lắng Users có thể bỏ qua những thông tin quan trọng mình muốn nhấn mạnh. Tuy nhiên, việc sử dụng icon cần được phân bổ hợp lý để tránh làm rối mắt và ảnh hưởng đến trải nghiệm đọc của người dùng.
4. Mở đoạn dài dòng, không liên quan đến đối tượng mục tiêu
Người ta chỉ cảm thấy bị thu hút bởi những thứ gần gũi với bản thân họ. Ngoài ra, có một sự thật là sức tập trung của người dùng trên mạng xã hội rất kém. Trung bình một người dành ra từ 3 đến 4 giây để nắm keyword từ 3 dòng đầu tiên của Caption.
Điều quan trọng nhất khi học viết Content Facebook
Do vậy, ngay từ những câu chữ đầu tiên của Caption, chủ đề đưa ra phải thật sự liên quan giữa đối tượng mục tiêu và Content Facebook của mình. Một khi đã thu hút người đọc ngay từ đoạn mở đầu, thì bạn có bày ra cái gì tiếp theo cũng dễ dàng hơn. Đây là điều mà chị Hảo Nguyễn luôn nhận mạnh khi dạy học viết Content Facebook cho các bạn học viên.
5. Phải bắt trend thì mới thu hút chú ý của Users
Tương tự như việc nên chọn viết Content ngắn hay Content dài trên nền tảng Facebook, sản xuất Content bắt trend cũng cần quan tâm xem đối tượng tiêu thụ nội dung của mình là ai. Ví dụ, Content Facebook của bạn tập trung quảng cáo phần mềm quản lý nhân sự, và đối tượng Users của bạn là người đang làm cấp quản lý thì Content Facebook của bạn không thể bắt trend vô tội vạ như các trang tin tức dành cho giới trẻ.
II- 5 điều mầm non Content cần nằm lòng để tối ưu Content Facebook của mình
Vậy ta cần làm gì để có thể tối ưu nội dung Facebook và thu hút nhiều người đọc nhất có thể? GIGAN Training Center gợi ý cho bạn 5 điều sau đây:
1. Xác định mục tiêu bài viết và đối tượng tiêu thụ của mình
Hãy áp dụng quy tắc 80:20 vào công việc sản xuất nội dung của mình. Đó là dành 80% thời gian vào việc nghiên cứu và xác định mục tiêu bài viết, 20% thời gian còn lại bạn sẽ dành cho việc tạo Content. Công thức bất bại không chỉ đối với người mới học viết Content Facebook, mà cả những cây viết đã cứng tay.
Người mới học viết Content Facebook nên học cách nghiên cứu sản phẩm lẫn đối tượng mục tiêu trước khi viết
Đừng hỏi vì sao càng viết bạn càng thấy bản thân đi vào ngõ cụt, lớp lang tầng nghĩa chồng chéo lên nhau khiến tổng thể nội dung rối mù. Một lý do duy nhất đó là bạn chưa biết người ta đủ sâu, chưa hiểu mục tiêu đủ nhiều, càng quá vội vã trong việc viết, làm cho ý tứ bay lung tung.
2. Lùi một bước, lên Outline trước đã rồi hẵng viết
Đi vội kẻo vấp phải đá, kẻo quàng phải dây! Tương tự như việc vội viết cũng khiến cho chúng mình dễ mắc lỗi viết lan man, râu ông này cắm cằm bà kia, viết xong đọc lại không hiểu mình đang viết gì.
Các bạn mới học viết Content Facebook nên lưu ý học viết gọn và trọng tâm
Bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và bày Outline trong đầu lên mặt giấy hoặc bản trắng của Google Docs. Biết đâu bạn phát hiện ra điểm mù trong cách lập luận của mình thì sao? Biết đâu một ý tưởng vượt ngoài suy nghĩ thông thường ra đời trong lúc bạn vẽ bản Outline này?
3. Tận dụng tối đa 3 dòng đầu tiên của Caption
Cưa đổ Crush có thể cần xây chiến lược lâu dài, đi vòng đi vèo mới đến được điểm cần tới. Ấy vậy mà, tư duy này lại không thể áp dụng với Crush là khách hàng của bạn trên nền tảng Facebook.
“Có gì thì hãy nói ra đi! Thứ gì ngon nhất, hay nhất phải để ở những dòng đầu tiên!” – Chị Hảo Nguyễn chia sẻ trong khóa học Content For Beginner.
Hoặc là bạn chiếm trọn trái tim hoặc là bạn để họ vụt khỏi tầm tay. Quyết định nằm ở bạn, nằm ở con chữ mà bạn tạo ra. Nằm lòng điều này khi bạn mới học viết Content Facebook nhé!
4. Đọc kỹ xem có câu từ nào mình có thể chuốt gọt cho gọn hơn?
Nếu thấy Caption mình viết chi tiết quá, hãy thử cắt ½ xem sao. Ép mình viết gọn cũng là một tips nhỏ để Content Marketer có khoảng trống cho những ý tự quan trọng hơn. Người xem cũng cảm thấy dễ thở hơn khi tiếp nhận thông điệp của bạn. Các bạn Newbie/Fresher mới học viết Content Facebook nên lưu ý điều này. Điều này giống như bạn đang chưng cất cho nội dung cô đặc lại.
5. Sắp xếp icon hợp lý khi viết Content Facebook
Nội dung hay thì người đọc cũng tự khắc đọc hết đến dòng cuối, ngay cả khi có ít hoặc không có Icon đi nữa. Quan trọng nhất là bố cục các đoạn được cách đều và độ dài mỗi đoạn không nên quá 5 dòng. Về việc chèn Icon, bạn chỉ nên chèn ở những đoạn cần chèn, thường là ở tiêu đề, đề mục con, hoặc CTA cuối bài.
III- Combo khóa học nâng cấp ngòi bút để con sen thỏa sức múa lượn mọi nền tảng
Còn rất nhiều kiến thức thú vị về Content Marketing mà GIGAN Training Center chưa thể chia sẻ hết trong bài blog này. Nếu bạn muốn khám phá sâu hơn, không chỉ qua đọc mà còn qua trải nghiệm thực tế, thì combo Content For Beginner và Luyện viết 30 ngày chính là lựa chọn hoàn hảo.
Hai khóa học must-try không chỉ dành cho các bạn học viết Content Facebook, mà cả những bạn đang tìm hiểu về ngành sẽ cung cấp cho bạn kiến thức:
- Hiểu sâu về những khái niệm dễ nhầm lẫn.
- Chia sẻ thực tiễn từ chị Hảo Nguyễn, chuyên gia với kinh nghiệm làm chiến lược nội dung cho hàng trăm dự án đa ngành như bất động sản, công nghệ, F&B…
- Thực hành thực tế với bài tập lấy từ dự án thật, giúp bạn tạo ra sản phẩm ấn tượng để bổ sung vào Portfolio.
Xem chi tiết thông tin 2 khóa học: TẠI ĐÂY
Trên đây, GTC vừa chia sẻ những lầm tưởng khi làm Content Facebook, cũng như 5 điều cần lưu ý để Content Fresher có thể tối ưu khi mới học viết Content Facebook. Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn đọc thông tin bổ ích.
——————-
GIGAN TRAINING CENTER
|Xem Thông tin các khóa học: TẠI ĐÂY
|Liên hệ Tư vấn chi tiết: m.me/gigantrainingcenter
|Email: center@gigan.vn
|Hotline: 037.886.9279