alt

Ta thường nghĩ rằng giá thành, feedback hay giải pháp tối ưu mới là thứ khiến khách hàng bị thu hút khi tiếp xúc thương hiệu lần đầu tiên. Nhưng không! Dòng cảm xúc đặc biệt mà Brand mang đến cho khách hàng mới là chìa khóa giữ chân họ lâu nhất. Và kỹ thuật Storytelling đã ra đời với mục đích là giúp người làm thương hiệu có thể tạo ra loại cảm xúc đó một cách tự nhiên. Cùng GIGAN Training Center theo dõi bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về vai trò của Storytelling trong chiến lược thương hiệu nhé.

Kỹ thuật Storytelling trong Marketing là gì?

Storytelling trong chiến lược thương hiệu là nghệ thuật sử dụng ngôn từ để tạo ra câu chuyện xoay quanh về hình ảnh và giá trị thương hiệu. Mục đích là để dựng nên sợi dây kết nối giữa thương hiệu và khách hàng. Thông qua đó cho họ thấy được sự đồng cảm từ phía thương hiệu, cũng như giải pháp mà thương hiệu sẽ mang đến để giải quyết nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải.

Kỹ thuật Storytelling được sử dụng ở hầu hết các hoạt động liên quan đến Branding, nếu không muốn nói nó là thứ gia vị quyết định làm nên sự thành công của chiến lược. Bởi kỹ thuật này giúp góc nhìn của ta hoàn toàn tập trung vào khách hàng. Dựa vào đó thương hiệu có thể xây dựng câu chuyện của mình chạm hơn, kết nối cảm xúc mạnh mẽ hơn với đối tượng mục tiêu. 

Vai trò của Storytelling trong chiến lược thương hiệu

Hãy đọc 2 ví dụ dưới đây:

  • Ví dụ 1: Ba lợi ích của việc tham gia sự kiện networking.
  • Ví dụ 2: Tư duy về tiền của tôi đã hoàn toàn thay đổi chỉ sau cuộc trò chuyện với một người đàn ông lạ mặt.

Bạn nghĩ ví dụ nào ở trên sẽ khiến bản thân mình tò mò và muốn nán lại để nghe hết câu chuyện hơn?

Cùng là một chủ đề nói về lợi ích networking nhưng nếu ta thêm thắt một chút bối cảnh và nhân vật cụ thể thì sẽ dễ dàng thu hút người đọc. Hơn là việc chưa gì hết đã đề cập ngay đến lợi ích, khiến cho nội dung trở nên giáo điều và cứng ngắt. 

Giống như lần hẹn hò đầu tiên, câu chuyện dường như là sợi dây duy nhất để khoảng cách giữa ta và đối phương rút ngắn hơn một chút. Cả hai càng kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện thú vị, mối quan hệ mới ngày càng khăng khít và tiến xa. 

Làm Branding cũng thế. Trong lần “gặp” mặt đầu tiên, nếu Brand có tài khéo ăn khéo nói, biết cách tạo ra nhiều câu chuyện thú vị. Không sớm thì muộn, khách hàng chỉ biết mê mẩn, nguyện dâng hầu bao lên cho Brand mà thôi. 

Đặc biệt là đối với những mặt hàng không có quá nhiều tính năng nổi trội như bột giặt, sữa uống, kem đánh răng, v.v…thì tuyệt kỹ Storytelling chính là giải pháp giúp thương hiệu tạo dấu ấn mạnh mẽ trong mắt người tiêu dùng. Nếu ngay cả khía cạnh cảm xúc này mà thương hiệu cũng không làm tốt thì hãng rất dễ trở nên nhạt nhòa so với mặt hàng khác trên thị trường.

Tóm lại, Storytelling trong chiến lược thương hiệu vừa là cách giúp Brand tạo ấn tượng đậm sâu mặc cho sản phẩm chưa thật sự nổi bật, vừa là cơ hội để mối quan hệ giữa Brand và khách hàng thêm phần bền chặt hơn.

Làm thế nào để Marketer có thể rèn luyện kỹ thuật Storytelling?

Để Marketer có thể mài giũa Storytelling trong chiến lược thương hiệu sẽ có 2 bước sau đây:

  1. Tập quan sát sự vật xung quanh

Không phải Google hay Chat-gpt, óc quan sát mới là chìa khóa giúp bạn tạo ra nhiều câu chuyện thương hiệu độc đáo mà đến bản thân bạn cũng không ngờ tới. Mọi thứ xung quanh đều có thể biến thành ý tưởng nếu chúng ta chịu khó dành thời gian quan sát thế giới. 

Một ví dụ có thể kể đến đó là chiến dịch “Tết Ổn Rồi” 2024 của Lifebuoy. Chiến dịch này của Lifebuoy đã thu hút nhiều sự quan tâm khi đã chạm đúng insight người tiêu dùng: “Tết này không cần phải giàu sang, đủ đầy. Chỉ cần có gia đình, có sức khỏe là Tết ổn rồi.” Bởi lẽ sau hàng loạt biến cố từ suy thoái kinh tế cho đến làn sóng sa thải trên toàn cầu, người ta không mong gì hơn ngoài một cái Tết bình dị và an yên. Dựa trên ý tưởng đời thường này mà chiến dịch “Tết Ổn Rồi” của Lifebuoy đã thành công thu về 260.000 lượt thảo luận trên các nền tảng.

Nhiều người trong chúng ta dành quá nhiều thời gian hơn mức cần thiết để tìm kiếm ý tưởng thật “wow”. Tuy nhiên, ít ai biết rằng những ý tưởng thật “wow” đó lại xuất phát từ những thứ gần gũi nhất trong cuộc sống. Bằng việc quan sát và xâu chuỗi tất cả dữ liệu với nhau, bạn sẽ tạo ra một câu chuyện vừa là để đồng cảm với nỗi “đau” của khách hàng, vừa là để tôn vinh giá trị mà hãng đã cam kết trước đó, giống như cách mà Lifebuoy đã làm với chiến dịch Tết 2024.

  1. Tập đọc

Câu chuyện chất lượng xuất phát từ đầu vào chất lượng. Nếu Suy nghĩ của ta không phong phú thì rất khó để có thể tạo ra câu chuyện tuyệt vời. Hãy học cách người khác làm Storytelling thông qua việc đọc. Mỗi ngày 5 phút đọc sẽ giúp bạn tích lũy cho mình 5 đến 10 cách xây dựng Content Storytelling. Sau một thời gian tích lũy đủ dài, bạn sẽ biết thấm nhuần được kỹ năng và có thể ứng dụng Storytelling trong chiến lược thương hiệu một cách dễ dàng, không gượng ép.

  1. Tập kể lại

Đừng chỉ đọc và quan sát xong để đó. Hãy tập kể lại những gì mình tìm kiếm và cố gắng liên kết với thương hiệu mà bạn đang làm việc. Việc chúng ta tập xâu chuỗi tất cả ý tưởng thành câu chuyện sẽ giúp ta rèn luyện tư duy ngôn từ, biết cách sắp xếp, đặt để các ý làm sao để tạo ra sự dâng trào cảm xúc cao nhất. Suy cho cùng, bạn không thể nào giỏi Storytelling nếu bản thân chưa từng tự kể một câu chuyện bao giờ.

Tổng Kết

Vừa rồi, GIGAN Training Center vừa chia sẻ cho bạn vai trò của Storytelling trong chiến lược thương hiệu, cũng như cách để Marketers có thể rèn luyện kỹ thuật này hiệu quả. Mong rằng thông tin trong bài sẽ giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn hơn về Storytelling trong hoạt động xây dựng thương hiệu nhé.

——————–

GIGAN TRAINING CENTER – HỌC MARKETING CÙNG CHUYÊN GIA AGENCY

|Xem Thông tin các khóa học: TẠI ĐÂY

|Liên hệ Tư vấn chi tiết: m.me/gigantrainingcenter

|Email: center@gigan.vn    

|Hotline: 037.886.9279

 

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.